Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Bị sỏi thận nên ăn uống như thế nào?

Chế độ ăn uống thiếu khoa học, lành mạnh là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sỏi thận. Vậy người bị sỏi thận nên ăn uống như thế nào để phòng để điều trị hiệu quả cũng như phòng ngừa sỏi tái phát?

Bị sỏi thận có phải kiêng hoàn toàn canxi?

Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.

Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.

Quá trình hình thành sỏi thận là một quá trình phức tạp, do nhiều yếu tố gây ra chứ không phải do bị dư canxi. Nhiều người ăn uống kham khổ, kiêng cữ canxi vẫn bị sỏi thận, ngược lại nhiều người uống sữa, ăn nhiều tôm cua nhưng đâu có bị sỏi thận.Uống nhiều nước (đây là điều quan trọng nhất trong 7 điều): Nên uống khoảng 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày (chia ra uống nhiều lần trong ngày) hoặc ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt trên 2,5 lít/ngày. Đi tiểu nước tiểu màu trắng trong chứng tỏ uống đủ lượng nước. Uống nhiều nước vừa giúp tránh bị sỏi thận vừa giúp tống xuất những viên sỏi nhỏ ra ngoài nếu có.

Ảnh minh hoạ

Ăn thế nào để tránh sỏi thận tái phát?

Ăn ít thịt động vật: Ăn thực phẩm chứa ít muối, ăn ít các loại thịt. Có thể ăn cá thay thịt. Tôm cua cũng có thể ăn vừa phải.

Ăn uống điều độ thực phẩm chứa canxi (như sữa, pho mai): Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, phô mai (khoảng 800 – 1.300mg canxi). Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa canxi vì như thế sẽ gây mất cân bằng trong hấp thụ canxi, khiến cơ thể hấp thu oxalat nhiều hơn từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, ngoài ra kiêng cữ thực phẩm chứa canxi sẽ bị loãng xương.

Trường hợp bị sỏi thận tái phát nhiều lần, sau khi xét nghiệm kiểm tra có bằng chứng đa canxi niệu do tăng hấp thu canxi từ ruột thì cần kiêng canxi, nhưng không phải kiêng hoàn toàn, mà ăn khoảng 400mg/ngày, tương đương 1,5 ly sữa tươi.

Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalat: trà đặc, cà phê, sôcôla, bột cám, ngũ cốc, rau muống.

Nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi tươi: Những loại thức uống này chứa nhiều citrat giúp chống tạo sỏi.

Nên ăn nhiều rau tươi giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận.

Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò.

TPBVSK Sỏi Mật Trái Sung được dùng cho các trường hợp bị sỏi mật, sỏi gan, sỏi thận, bùn mật và các trường hợp đã phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi.

GPQC: 02123/2016/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

CÔNG TY TNHH UNITED SPOT MEDICAL

124 Lương Trúc Đàm, P Hiệp Tân, Q Tân Phú, TPHCM

Điện thoại: 083.976.0686 - 0908.797.616

Website: www.soimattraisung.vn

Tham khảo những khách hàng đã điều trị hết sỏi:Tại đây

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Người tiểu đường bị ho kéo dài

Viên ngậm ho không đường, có Isomalt dễ sử dụng và phù hợp cho người bệnh tiểu đường (ảnh minh họa)

Bác sĩ chim cánh cụt giải đáp:

Người đái tháo đường (ĐTĐ) đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng hệ miễn dịch, giảm sức đề kháng toàn bộ cơ thể, suy giảm chức năng của lớp nội mạc đường hô hấp và nhu động của các vi nhung mao trên bề mặt các tế bào nội mạc này. Bên cạnh đó, một hệ mao mạch khỏe mạnh luôn có vai trò tích cực trong việc kháng khuẩn. Ở người ĐTĐ, các mạch máu nhỏ bị tổn thương nhiều ở lớp tế bào lót trong cùng - lớp tế bào nội mạc mạch, các tế bào hồng cầu bị giảm sự mềm dẻo và sự trao đổi oxy bị rối loạn ở mô khiến cho sức kháng khuẩn tại chỗ bị suy giảm. Ngoài ra, các biến chứng của bệnh tiểu đường: bệnh lý thần kinh mạn tính, bệnh lý tim mạch, bệnh lý thận, viêm nhiễm và tổn thương tứ chi… cũng góp phần vào việc làm giảm sức đề kháng của cơ thể..

Chính vì vậy, nguy cơ bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập và mắc bệnh ở người ĐTĐ luôn cao hơn, trầm trọng hơn người bình thường, thời gian điều trị kéo dài hơn, nhiều biến chứng hơn cũng như tỷ lệ tử vong cao hơn so với những người không bị ĐTĐ, đặc biệt biến chứng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cũng như ở phổi. Biến chứng này thường tiến triển rất nhanh, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây suy kiệt và tử vong.

1, Bạn phải làm để phòng tránh và điều trị biến chứng ?

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng giống như cúm, liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Nếu bạn bị cúm, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng virus giúp các triệu chứng bớt nghiêm trọng và giúp bạn cảm thấy khoẻ nhanh hơn.

Ngoài việc tuân theo các khuyến cáo điều trị của chúng bạn, bạn nên:

● Tiếp tục dùng thuốc trị bệnh tiểu đường hoặc insulin.

● Kiểm tra lượng đường trong máu mỗi bốn giờ và theo dõi kết quả.

● Uống nhiều chất lỏng không calo để tránh mất nước.

● Ăn uống như thường lệ.

● Tự đo cân nặng mỗi ngày. Nếu bạn sụt cân trong khi bạn không làm gì để giảm cân thì đó là dấu hiệu của đường trong máu cao.

2, Bạn có thể dùng thuốc cảm cúm không?

Một vài loại thuốc cúm không kê toa thông thường thì thích hợp cho những người bị bệnh tiểu đường; một số loại thuốc thì đặc biệt phù hợp với những người bị bệnh tiểu đường hơn những người không bị.

Ví dụ, một số loại thuốc cảm cúm có chứa thuốc kháng viêm không steroid, như ibuprofen, thông thường không được khuyến cáo cho bệnh nhân tiểu đường vì có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Một số loại thuốc trị ho, trị cảm cúm có thể chứa hàm lượng đường tương đối cao, có thể sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.

3, Chú ý sử dụng thuốc ngậm ho và đau họng không đường khi bị ốm

- Không nên tự ý uống các loại thuốc không được kê đơn, vì chúng có thể làm ảnh hưởng tới đường máu.

- Chú ý các loại thuốc có đường (thuốc ho siro…) và một số thuốc không chứa đường nhưng làm góp phần hạ đường máu (aspirin, giảm đau, hạ sốt…). Nên chọn các sản phẩm trị ho từ thảo dược không đường .

- Cẩn thận với những thuốc làm tăng đường máu như các thuốc trị cảm cúm, chống sung huyết.

- Đảm bảo nguyên tắc điều trị bằng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn như nhiễm trùng đường tiểu, răng miệng, viêm họng sưng amidan…

VIÊN NGẬM HO BEZUT KHÔNG ĐƯỜNG

Phòng và Giảm Ho hiệu quả cho người ăn kiêng, bệnh tiểu đường

Viên ngậm ho Bezut không đường hiệp đồng tác dụng từ 7 loại tinh dầu bản địa có tác dụng kháng viêm, giảm ho, long đờm và thành phần cao lá thường xuân của tinh hoa y học phương tây mang lại hiệu quả cao cho người bị ho, ngứa họng, đau rát họng, khan tiếng, người bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp, giúp:

- Giúp làm ấm họng, thơm miệng.

- Giảm các triệu chứng ho, cảm lạnh, ngứa họng, đau rát họng.

Dùng cho trẻ em (trên 12 tuổi), người lớn bị ho, viêm phế quản, viêm đường hô hấp.

Hotline tư vấn miễn cước: 1800 6533.

Tham khảo thêm tại : www.Bezut.vn / https://www.facebook.com/BacsiBezut

GPQC: 00204/2017/ATTP-XNQC

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Bảo vệ nhũ hoa trước “kẻ giết người thầm lặng”

Ung thư vú là một loại ung thư có thể phát hiện được rất sớm. Muốn làm được điều đó cần thực hiện:
1. Khám vú định kỳ: đối với những phụ nữ khỏe mạnh từ 35 tuổi trở lêndù không có bất kỳ triệu chứng gì cũng cần khám kiểm tra vú định kỳ, kể cả khám phụ khoa hàng năm. Tốt nhất là 3 tới 6 tháng khám 1 lần, nhất là những nữ giới có yếu tố nguy cơ.
2. Siêu âm vú 3 - 6 tháng một lần: việc làm cần thiết, vì là phương tiện chẩn đoán tốt, không xâm lấn, không đau, giá cả phù hợp túi tiền người Việt Nam. Đa số nhũ người Việt Nam có kích cỡ vừa, ít mỡ, không to như người châu u, nên siêu âm là có giá trị cao. Bên cạnh đó, nhũ ảnh cũng là phương tiện tốt để giúp chúng ta phát hiện sớm ung thư vú và nó có thể phát hiện được ung thư vú ở giai đoạn không có triệu chứng, là phương tiện có giá trị cao, nhất là đối với người có cặp nhũ to và nhiều mỡ.
3. Tự khám vú: được đề nghị thực hiện với mọi phụ nữ trên 20 tuổi. Phụ nữ nên khám ngực mình từ ngày thứ 8 của chu kỳ kinh hay sau khi sạch kinh với nhịp độ mỗi tháng một lần. Khi tự khám đều đặn, chị em sẽ biết tình trạng mỗi bên vú nên rất dễ phân biệt được đâu là bình thường, đâu là bất thường.

Tự khám vú được đề nghị thực hiện với mọi phụ nữ trên 20 tuổi
Ngoài phương pháp tự kiểm tra đôi nhũ, bản thân cần có chương trình kế hoạch khám nhũ và phụ khoa định kỳ, trong đó xét nghiệm tầm soát tìm dấu ấn của ung thư vú, để giúp phát hiện sớm qua xét nghiệm CA 15 - 3.
Khi cần thiết có thể làm thêm tế bào học bệnh lý tuyến vú, là phương pháp chọc hút tế bào bằng kim nhỏ, với tên khoa học Fine Needle Aspiration, viết tắt là FNA. Phương pháp này có các ưu điểm là đơn giản, tương đối chính xác, thực hiện nhanh, ít tốn kém, an toàn, kết quả sẽ có ngay trong lần khám bệnh đầu tiên. Chụp X-quang tuyến vú còn gọi là nhũ ảnh, khi có chỉ định của bác sĩ, là phương pháp dùng tia X với tầng số thấp để chụp, vì là tia X nên có tác hại nhất định. Đây là phương pháp tốt để giúp phát hiện ung thư vú ở giai đoạn rất sớm, thường được chỉ định thích hợp với người có cặp nhũ dày, nhiều mỡ, nên được ưa chuộng ở nữ giới các nước phương tây, khi chụp đúng kỹ thuật là ép dẹp ở mỗi vú, gây đau nên đa số nữ không ưa chuộng phương pháp này.
Về phòng bệnh, tránh căng thẳng trong công việc, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn ít chất béo động vật, hạn chế ăn những thực phẩm lên men có nhiều nitrit, nitrat, nitrozamin; bổ sung khẩu phần ăn nhiều rau quả và trái cây chứa nhiều b caroten, không ăn những thực phẩm mốc (gạo, đậu, lạc…), thực phẩm có phun thuốc trừ sâu; thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để chống béo phì, hạn chế dùng thuốc nội tiết tố nữ thay thế kéo dài ở thời kỳ mãn kinh; siêu âm vú hoặc chụp nhũ ảnh định kỳ, có thể làm thêm các xét nghiệm bổ sung theo khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

Nhận biết và xử trí khi progesterone cao

Tuy nhiên, có những trường hợp, progesterone cao có thể do các nguyên nhân khác. Mức progesterone cao có thể dẫn đến một loạt các phản ứng không mong muốn.
Các triệu chứng của progesterone cao
Sự mất cân bằng hormon này có thể dẫn đến nhiều phản ứng phụ tiêu cực. Khi nồng độ progesterone cao cơ thể sẽ có các triệu chứng như: lo lắng, đầy hơi, đau ngực, trầm cảm, mệt mỏi, mất ham muốn tình dục, tâm trạng dễ thay đổi, yếu cơ, khô âm đạo.
Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm: mụn trứng cá, da nhờn, nhức đầu, nóng bừng, mất kiềm chế, nhiễm trùng niệu, tăng cân.
Các xét nghiệm đánh giá mức progesterone cao
Biểu đồ nhiệt độ nền cơ thể BBT (Basal body temperature): Nhiệt độ nền cơ thể hoặc biểu đồ BBT, là quá trình ghi lại nhiệt độ cơ thể khi nghỉ ngơi mỗi ngày để nắm bắt thông tin liên quan chu kỳ kinh nguyệt. Sau khi rụng trứng, ở phụ nữ có tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể nhưng ổn định và tăng nhẹ. Nếu nhiệt độ không đều hoặc liên tục cao, có thể có mức progesterone cao.
Độ dài thời gian của giai đoạn hoàng thể (luteal phase): Nếu thời gian rụng trứng ít hơn 11 ngày trước khi có kinh, đây có thể là dấu hiệu của khiếm khuyết liên quan đến giai đoạn hoàng thể. Rụng trứng có thể được phát hiện thông qua việc sử dụng một thiết bị dò rụng trứng, hoặc biểu đồ BBT.
Kiểm tra hormon tuyến nước bọt: Các xét nghiệm nội tiết có thể được thực hiện thông qua kiểm tra nước bọt. Sau khi phân tích nước bọt, phòng xét nghiệm có thể xác định được mức progesterone thấp hay cao.
Kiểm tra hormon trong máu: Mặc dù xét nghiệm hormon của nước bọt có thể tiện ích và không xâm nhập so với xét nghiệm hormon trong máu, nhưng xét nghiệm hormon trong máu có thể giúp xác định một số thông tin quan trọng của cơ thể bạn.Ăn đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành có thể cải thiện tình trạng progesterone cao (không do thai nghén).
Ăn đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành có thể cải thiện tình trạng progesterone cao (không do thai nghén).
Thời điểm kiểm tra mức progesterone tốt nhất

Nếu có bất kỳ triệu chứng liên quan đến sự mất cân bằng hormon, bác sĩ có thể chỉ định kiểm tra mức progesterone. Thời gian tốt nhất để thực hiện kiểm tra là 7 ngày sau khi rụng trứng hoặc 7 ngày trước khi khi có kinh nguyệt. Vào những thời điểm này, có nhiều khả năng phát hiện mức đỉnh của progesterone.
Mức progesterone cao trong thai kỳ sớm
Nồng độ progesterone cao thường gặp đối với phụ nữ mang thai. Khi bào thai phát triển, nồng độ progesterone cũng tăng lên. Sự gia tăng progesterone có thể khiến bà mẹ cảm thấy kiệt sức và làm chậm tốc độ tiêu hóa thức ăn gây ra táo bón.
Trong thời kỳ mang thai, nếu mức progesterone tăng quá cao, có thể gợi ý có tình trạng đa thai song sinh hoặc sinh ba...
Mức progesterone tăng cũng có thể chỉ ra một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như u nang buồng trứng, thai ngoài tử cung và đôi khi gặp trong ung thư buồng trứng.
Cách xử trí với mức progesterone cao
Thay đổi lối sống: Thông thường bước đầu tiên để duy trì sự cân bằng của hormon là thay đổi lối sống thích hợp. Tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh, cùng với các thực hành giảm stress như thiền và yoga, không những giúp làm giảm các triệu chứng liên quan đến nồng độ progesterone cao, mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể và tinh thần. Một số nghiên cứu cho thấy có thể làm giảm các triệu chứng liên quan đến sự mất cân bằng progesterone bằng cách ăn các thực phẩm làm tăng lượng estrogen cho cơ thể như đậu nành, anh đào, khoai tây, lúa mì, gạo, táo.
Giải pháp thảo dược: Một số phụ nữ có thể muốn thử các liệu pháp thảo dược để kiểm soát các triệu chứng liên quan đến mức progesterone cao. Hai loại thảo mộc có khả năng hiệu quả nhất là các loại thảo mộc chứa nhiều hợp chất phytoestrogen và các loại thảo mộc không estrogen.
Các loại thảo mộc chứa phytoestrogen, chẳng hạn như thiên ma (black cohosh), cung cấp hợp chất estrogen từ thực vật cho cơ thể, giúp loại trừ sự mất cân bằng hormon. Lưu ý chỉ được sử dụng khi có ý kiến của bác sĩ.
Các loại thảo mộc không estrogen, như macafem, trái ngược với loại thảo mộc chứa phytoestrogen. Những loại thảo mộc không estrogen hỗ trợ các tuyến nội tiết tăng sản xuất hormon. Các loại thảo mộc này được xem là ít gây khó chịu nhất và an toàn nhất để điều trị chứng mất cân bằng progesterone. Lưu ý chỉ được sử dụng khi có ý kiến của bác sĩ.
Liệu pháp thay thế hormon: Hình thức trị liệu này liên quan đến việc sử dụng thuốc chứa hormon để giải quyết sự mất cân bằng của progesterone. Cần lưu ý rằng liệu pháp thay thế hormon có nhiều tác động tiêu cực và có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, ung thư vú, đột quỵ và bệnh tim.
BS. Thanh Hoài

Ứng phó với bệnh gout

Bệnh có liên quan chặt chẽ đến các bệnh lý do rối loạn chuyển hóa khác (béo phì, tiểu đường, rối loạn lipid máu…) và các bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim…) vốn được coi là những hiểm họa của loài người...

Những biểu hiện của bệnh

Bệnh do tăng acid uric máu đơn thuần thường bắt đầu từ tuổi dậy thì, có thể kéo dài 20-40 năm mà không có triệu chứng gì cho đến khi xuất hiện cơn gout cấp đầu tiên. Đây được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh.

Cơn viêm khớp gout cấp:

Lúc đầu thường là những cơn gout rất điển hình, thể hiện ở khớp ngón I bàn chân (chiếm 75%) , các khớp khác chiếm 25% ( khớp cổ chân, gối, cổ tay, khuỷu.... )

Người bệnh bị đau đột ngột dữ dội kèm sưng tấy, nóng, đỏ, xung huyết... ở một khớp, thường xảy ra về đêm kèm theo triệu chứng viêm khớp tăng tối đa trong 24 - 48 giờ và kéo dài từ 3 đến 10 ngày rồi tự khỏi hoàn toàn. Càng về sau đợt viêm cấp càng kéo dài, không tự khỏi, không thành các cơn điển hình, biểu hiện ở nhiều khớp, đối xứng và để lại các di chứng cứng khớp, teo cơ, hạn chế vận động...

Ứng phó với bệnh goutTriệu chứng thường gặp của bệnh gút.

Biểu hiện toàn thân: Người bệnh có thể sốt, rét run, cứng gáy, mệt mỏi...

Khoảng cách giữa cơn đầu tiên và cơn thứ hai có thể từ vài tháng đến vài năm, thậm chí >10 năm. Càng về sau khoảng cách này càng ngắn lại. Các cơn viêm khớp cấp xảy ra liên tiếp và không khi nào dứt cơn.

Viêm khớp gout mạn:

Viêm nhiều khớp, có thể đối xứng, biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp...

Các biểu hiện toàn thân khác: Thiếu máu, suy thận mạn tính do các acid uric lắng đọng dưới dạng muối urate ở nhu mô thận. Hiện tượng suy thận lúc đầu tiềm tàng, hoàn toàn không có biểu hiện lâm sàng, tăng dần, chậm nhưng chắc và sẽ không hồi phục, đây là nguyên nhân chính làm tử vong và giảm tuổi thọ cho bệnh nhân gout; sỏi thận do acid uric lắng đọng ở ống thận; tăng huyết áp; đái tháo đường; rối loạn lipid máu ...

Nguyên nhân gây tăng acid uric

Tăng acid uric trong máu: Do nội sinh (tăng tổng hợp các purin do các quá trình phá hủy các nhân tế bào) và ngoại sinh (do phân hủy các thức ăn có chứa purin), do giảm thải acid uric khỏi cơ thể (acid uric niệu < 800 mg/24h) hoặc do kết hợp cả tăng sản xuất acid uric và giảm thải acid uric.

Về lối sống và điều kiện kinh tế xã hội: Tăng lượng tiêu thụ bia, rượu ở cộng đồng; tăng sử dụng thiazide và liều nhỏ aspirine cho các bệnh lý tim mạch; tăng sử dụng chế độ ăn giầu purin; gia tăng các bệnh lý chuyển hóa và béo phì; gia tăng tỷ lệ người trên 65 tuổi...

Ứng phó thế nào?

Gout là một bệnh lý khớp đáp ứng tốt với điều trị nhưng đòi hỏi điều trị liên tục, lâu dài và toàn diện, kết hợp ngay từ đầu giữa điều trị và phòng bệnh với 3 mục đích:

Khống chế các đợt viêm khớp Gout cấp: Bằng các thuốc kháng viêm giảm đau, với nguyên tắc dùng sớm, dùng liều cao và ngắn ngày.

Ngăn ngừa tái phát các đợt viêm khớp bằng cách làm hạ và duy trì acid uric máu ở mức cho phép (< 300 micromol/L hay < 5 mg/dL).

Điều chỉnh bằng chế độ ăn uống: Hạn chế các thức ăn chứa nhiều nhân purin như phủ tạng động vật (tim, gan, thận, óc…), các loại thịt đỏ, trứng vịt lộn, cá chích, cá đối, cá mòi, các loại rau mầm, nấm...; dùng nhiều rau xanh, trái cây tươi, nước suối có gas; bằng thuốc chống tổng hợp acid uric hay thuốc tăng thải acid uric ra ngoài

Kiểm soát tốt các bệnh lý kèm theo: Kiểm soát tốt các bệnh lý kèm theo (nếu có) như cao huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường, bệnh mạch vành... Giảm và kiểm soát cân nặng…

Nếu được chẩn đoán sớm bệnh có thể điều trị khỏi bằng các phác đồ điều trị chuẩn.

PGS. TS.BS. Lê Anh Thư

5 liên khoa cứu sống hai mẹ con sản phụ mắc tim bẩm sinh nguy kịch

Ca bệnh thập tử nhất sinh

PGS.TS Trương Thanh Hương - Phòng Q2 Viện Tim mạch, BV Bạch Mai - Người trực tiếp tham gia chỉ đạo ê - kíp cấp cứu liên khoa Sản - Nhi - Viện Tim mạch cho biết: Khoảng 10h ngày 21/12/2017, Phòng Q2 đã tiếp nhận bệnh nhân Lành Thị N. (SN 1997, quê ở Chợ Đồn, Bắc Kạn) mắc bệnh tim bẩm sinh giai đoạn muộn vào viện trong tình trạng hết sức nguy kịch.

Bệnh nhân có tiền sử tim bẩm sinh từ khi 14-15 tuổi: Thông liên thất rộng phần quanh màng - Shunt 2 chiều - tăng áp lực động mạch phổi nặng nhưng không được tư vấn, điều trị; mang thai tuần 28 (lần 1 bị thai lưu khi được 4 tháng).

Trước đó 1 ngày, bệnh nhân xuất hiện ho ra máu đỏ tươi, số lượng nhiều. Do tăng áp lực động mạch phổi nặng, bệnh nhân ho ra máu thường xuyên, tăng lên khi tuổi thai ngày càng lớn dần, tiên lượng rất nặng nề cho cả mẹ và con.

Một cuộc hội chẩn toàn BV nhanh chóng được tổ chức dưới sự chủ trì của GS.TS Mai Trọng Khoa để xác định hướng xử trí phù hợp đạt mục tiêu cứu mẹ, sau đó là cứu con. Tuy nhiên, tiên lượng cho cả hai mẹ con đều rất nặng nề nên các bác sĩ đã phải giải thích rất rõ ràng, chi tiết cho gia đình về những nguy cơ có thể xảy ra trước khi tiến hành phẫu thuật.

Sau 3 tuần điều trị bệnh nhân Lành Thị N. đã ổn định và được xuất viện.

Hồi sinh cả mẹ lẫn con

Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các chuyên khoa, sau khi kết thúc hội chẩn, 14h chiều cùng ngày bệnh nhân được tiến hành mổ cấp cứu lấy thai. Cuộc phẫu thuật thành công, thai phụ ổn định, tự thở, tình trạng ho máu đỡ, áp lực động mạch phổi giảm so với trước khi phẫu thuật. Thai phụ được tiếp tục theo dõi và điều trị tại Khoa hồi sức tích cực.

Và chỉ sau hồi sức 1 ngày, bệnh nhân tiến triển tốt và được chuyển lại về phòng Q2 - Viện Tim Mạch để tiếp tục theo dõi và điều trị bệnh tim bẩm sinh. Sau 3 tuần tuần điều trị, sức khỏe của sản phụ Lành Thị N. dần ổn định và được xuất viện ngày 12/1/2018 trong niềm vui của gia đình và tập thể thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai.

Thai nhi là một bé trai nặng 1,2 kg, đã được chuyển ngay tới phòng Hồi sức sơ sinh của Khoa Nhi để hồi sức và kiểm soát theo chế độ của trẻ sơ sinh non, yếu có nguy cơ cao. Là người trực tiếp điều trị cho cháu trong những ngày “thập tử nhất sinh”, BS. Đỗ Tuấn Anh cho biết: Tại khoa Nhi, bé được cách ly, nuôi dưỡng trong lồng ấp, được thở máy, tiếp tục hồi sức tích cực nhưng cháu bé luôn trong tình trạng rất nặng và phức tạp: nồng độ oxy trong máu SpO2 không đảm bảo.

Tuy nhiên, sau 8 ngày điều trị tại Phòng Sơ sinh với chế độ chăm sóc đặc biệt, tận tình của các thầy thuốc khoa Nhi, đến ngày 05/01 cháu đã được ra khỏi lồng ấp, tự bú qua bình được 10 ml/bữa. Hiện tại (ngày 12/1), sức khỏe của cháu ổn định và tiến triển tốt, cháu có thể tự bú được 25 ml sữa/bữa. Đặc biệt hơn nữa cháu bé đã được khám sàng lọc tim bẩm sinh ngay ngày thứ 2 điều trị, kết quả: trẻ không mắc tim bẩm sinh.

Cháu Bế Ngọc Đ. ngủ ngon trong vòng tay của bà nội.

Thai phụ nên khám sàng lọc tim bẩm sinh

Đánh giá về ca bệnh này, BS. Trần Hải Yến - Trưởng phòng Q2, Viện Tim mạch nhấn mạnh: Trong những trường hợp như thế này, việc tiên lượng, khẩn trương đưa ra hướng xứ trí kịp thời và phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các chuyên khoa để cấp cứu cho người bệnh là vô cùng quan trọng. Ca mổ lấy thai thành công, cả mẹ và thai nhi đều được cứu sống trong tình huống hết sức khó khăn này là kết quả của sự phối kết hợp hiệu quả, trách nhiệm của các thầy thuốc Viện Tim mạch, khoa Sản, khoa Nhi, khoa Gây mê hồi sức và khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai.

Qua đây, các bác sĩ cũng khuyến cáo tất cả các thai phụ đều nên đăng ký khám sàng lọc tim bẩm sinh cho cả mẹ và con theo sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt ở những thai phụ có tiền sử tim bẩm sinh thì chỉ định đó là bắt buộc.

M.Thanh - D.Hải

Mẹo kiểm soát huyết áp trong thai kỳ

Nếu huyết áp không được điều chỉnh và trở về mức bình thường ở tuần 20 của thai kỳ, có thể xảy ra tiền sản giật. Đây là một tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng lên não và thận, đồng thời phá hủy các cơ quan khác trong cơ thể.
Huyết áp cao thường gây tiền sản giật sẽ có các triệu chứng như protein niệu, sưng phù bất thường ở bàn tay, bàn chân và đau đầu dai dẳng. Nó có thể ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của trẻ, kết quả là trẻ có thể bị thiếu cân. Vì vậy, cách tốt nhất là phải kiểm soát huyết áp bằng mọi cách. Dưới đây là những mẹo giúp bạn kiểm soát huyết áp trong thai kỳ.
Ăn muối vừa phải
Dùng quá nhiều muối không tốt cho thai kỳ. Bạn chỉ nên dùng 3g muối nếu đang bị cao huyết áp.
meo-kiem-soat-huyet-ap-thai-ky
Uống nhiều nước hoa quả là cách tốt giúp cắt giảm muối và đường
Bổ sung nước hoa quả
Hãy tạo thói quen uống nhiều nước trong ngày vì đây là thói quen tuyệt vời giúp giảm huyết áp. Bạn có thể lựa chọn nước hoa quả hoặc nước ép rau không muối và đường.

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Bạn càng ăn uống lành mạnh, thai nhi sẽ càng khỏe mạnh. Bạn có thể nhận được axit alpha-linolenic từ đậu nành, quả óc chó, hạt lanh và các loại rau lá xanh sẫm như rau bina. Bằng cách bổ sung những loại thực phẩm này trong chế độ ăn, bạn có thể kiểm soát được huyết áp một cách tự nhiên không cần dùng thuốc.
Tăng cường bổ sung thực phẩm omega-3
Cần tăng cường bổ sung axit béo omega-3 nếu bạn đang phải chống lại cao huyết áp trong thai kỳ. Những loại thực phẩm như dầu gan cá tuyết, quả óc chó, đậu phụ, cá mòi, v.v... là những lựa chọn tốt.
Dùng các chế phẩm bổ sung tự nhiên
Một trong những chất bổ sung tự nhiên tốt nhất có thể giúp hạ huyết áp trong thai kỳ là cacao. Một khẩu phần cacao chứa các flavanoid giúp kích thích cơ thể sản sinh oxit nitric, tăng cường máu lên não và toàn cơ thể, tạo điều kiện để điều chỉnh huyết áp.
Sử dụng thảo dược
Có một số loại thảo dược có tác dụng kỳ diệu trong kiểm soát huyết áp cao. Tỏi giúp giảm co thắt động mạch, thay đổi nhịp tim và làm chập nhịp tim, từ đó giảm huyết áp cao.
Đi bộ
Đi bộ có thể giải quyết nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là cao huyết áp. Khi bạn đi bộ, hãy hít thật sâu và thở ra. Bước các bước nhỏ và suy nghĩ tích cực sẽ giúp giảm và kiểm soát huyết áp.
BS. Tuyết Mai/Univadis
(theo Boldsky)

Bị sỏi thận nên ăn uống như thế nào?

Chế độ ăn uống thiếu khoa học, lành mạnh là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sỏi thận. Vậy người bị sỏi thận nên ăn uống như t...